Phiên FTD Là Gì? Thực hư về “FTD” bạn nên biết?
FTD (Follow Through Day), hay còn gọi là Ngày bùng nổ theo đà, là một khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt trong phương pháp đầu tư CAN SLIM của William J. O'Neil. Trong bài viết này, hãy cùng GenieStock tìm hiểu chi tiết hơn về FTD nhé!
FTD là gì?
FTD (Follow Through Day - Ngày bùng nổ theo đà) là một khái niệm được William J. O'Neil phát triển nhằm xác định sự thay đổi quan trọng trong hướng đi chung của thị trường.
FTD là một tín hiệu xác nhận thị trường đã kết thúc giai đoạn điều chỉnh hoặc giảm giá (downtrend) và bắt đầu một xu hướng tăng mới (uptrend). Đây là dấu hiệu cho nhà đầu tư biết rằng có thể cân nhắc tham gia vào thị trường bằng cách mua cổ phiếu.
Điều kiện để xác định FTD:
-
Xảy ra sau đáy thị trường: FTD thường xuất hiện từ ngày thứ 4 trở đi sau khi thị trường tạo đáy. Ngày bùng nổ này không nên xảy ra quá sớm (dưới 4 ngày), vì thị trường cần thời gian để tích lũy và xác nhận xu hướng.
-
Chỉ số chính tăng mạnh: Một trong các chỉ số chính như VN-Index, S&P 500, Nasdaq... phải tăng từ 1,25% trở lên so với ngày trước đó.
-
Khối lượng giao dịch tăng cao: Khối lượng giao dịch phải cao hơn hoặc ít nhất bằng mức trung bình 50 ngày hoặc cao hơn so với ngày trước đó. Điều này cho thấy dòng tiền lớn đang tham gia mạnh vào thị trường.
-
Sự đồng thuận trong xu hướng: Lý tưởng nhất là nhiều cổ phiếu dẫn đầu (leading stocks) bắt đầu phá vỡ điểm mua (breakout) từ các nền giá chặt chẽ, như nền giá cốc tay cầm (cup-with-handle) hoặc nền giá phẳng (flat base).
Vì sao phải là FTD?
-
Ý tưởng sinh ra FTD của Oneil đến từ việc tránh tham gia lại cuộc chơi quá sớm khi Thị trường chung còn suy giảm.
-
Oneil và môn đệ của ông sau này cũng đã từng cho rằng: “Không có Thị trường tăng giá nào mà không có FTD cả. Tuy nhiên, không phải FTD nào cũng dẫn đến Thị trường tăng giá”
FTD có sai không?
-
Có chứ, không riêng TTCK VN, mà các TTCK khác cũng thế, xác suất sai của FTD không phải là thấp. Bản chất đây chỉ là chỉ báo của cuộc chơi, mà tay to hoàn toàn biết đến, họ có thể sử dụng để đánh lừa NĐT
-
Nếu FTD luôn đúng thì Game này quá dễ và ai cũng có thể giàu vào thời điểm này? Nên FTD hoàn toàn không phải chén thánh
Vì sao rất nhiều người “chửi” FTD?
-
“Chửi bới” thường đến từ niềm tin bị mất, họ quá nhiều lần bị lừa vì FTD thất bại
-
“Chửi bới” cũng đến từ việc hô hào vô căn cứ của phần lớn NĐT hay Broker chỉ hiểu vẻ bề ngoài của FTD
-
FTD ko phải phương pháp để bắt đáy, hay phương pháp mua đỏ bán xanh kể cả đầu tư giá trị, nên nó đâu phù hợp cho toàn bộ NĐT? Họ chửi cũng có cơ sở …
Hiểu rõ bản chất của FTD
-
Có muôn vàn cách để Fake 1 FTD. Ví dụ:
- Kéo 1 vài Bluechip làm đẹp chỉ số + kéo thêm nhóm Penny làm thanh khoản. Chắc chắn sẽ thoả mãn tiêu chí FTD.
- Hay vừa sử dụng Blue và sử dụng truyền thông đưa tin tích cực để hút NĐT nhỏ lẻ vào.
… Hiểu bản chất là cách bạn né được nhiều cú Fail của FTD hơn. -
FTD chỉ là phiên xác nhận cuộc chơi bắt đầu trở lại, ko nhất thiết phải Mua ở phiên này. Thậm chí có vài CP đã phát tín hiệu Mua trước FTD. Có những CP phát tín hiệu Mua sau FTD 1 2 tuần là điều bình thường.
-
Nếu tại phiên FTD, CP bạn theo dõi không phát điểm Mua thì cũng nên kiên nhẫn, ko vội vì mức tăng giá ở phiên này thường rất cao, nên rủi ro tiềm ẩn cũng sẽ cao lên nếu sai
-
Phiên FTD phải có sự đồng thuận cao ở các ngành, ít nhất 2/3 số ngành tăng giá + volume tăng
-
Leading tạo ra FTD thường phải từ nhóm ngành lớn. Ở VN thì chỉ có Bank, BĐS.
-
Hãy để ý 1 FTD dễ thành công khi 1 nhóm CP có câu chuyện chạy trước. Thường là nhóm CP có DT LN tăng trưởng, có Game (tăng vốn, thoái vốn, M&A hay chuyển sản …)
-
Đặc biệt lưu ý: FTD là 1 TIP để xác định xu hướng lớn, và nó dùng cho NĐT sử dụng phương pháp đầu tư theo xu hướng, ưu tiên vs nhóm CP có nội tại doanh nghiệp tốt. Còn vs NĐT thường đầu cơ bắt đáy, đầu tư giá trị, đầu cơ penny, hay thậm chí là T+ thì có lẽ không phù hợp
Thống kê quan trọng
-
Xuất hiện phiên phân phối vào Ngày 1 hoặc Ngày 2 sau khi FTD thì xác suất thất bại 95%
-
Xuất hiện phiên phân phối vào Ngày 3 sau khi FTD thì xác suất thất bại chiếm 70%
-
Xuất hiện phiên phân phối vào Ngày 4 hoặc Ngày 5 sau khi FTD thì xác suất thất bại chiếm 30%
Lưu ý quan trọng về FTD:
- FTD không đảm bảo chắc chắn xu hướng tăng: Thị trường vẫn có thể thất bại sau tín hiệu FTD, đặc biệt trong các bối cảnh kinh tế hoặc chính trị bất ổn. Vì vậy, cần theo dõi sát sao các hành động giá và khối lượng sau FTD.
- Cần quản lý rủi ro: Nhà đầu tư nên sử dụng các nguyên tắc như đặt mức cắt lỗ (stop-loss) để bảo vệ tài khoản nếu thị trường đảo chiều.
Ví dụ thực tế:
- Nếu VN-Index chạm đáy vào ngày thứ Hai và đến ngày thứ Sáu, chỉ số tăng hơn 1,25% với khối lượng giao dịch cao vượt trội, đó có thể là FTD, báo hiệu xu hướng tăng mới.
Cách áp dụng FTD (Follow Through Day) vào chiến lược đầu tư trong thực tế
FTD là công cụ hữu ích để nhà đầu tư xác nhận xu hướng tăng mới của thị trường. Dưới đây là cách áp dụng FTD một cách hiệu quả vào chiến lược đầu tư:
1. Chuẩn bị trước khi có FTD
- Quan sát thị trường: Khi thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh hoặc giảm giá, bạn cần theo dõi sát sao để xác định ngày đáy tiềm năng.
-
Lập danh sách cổ phiếu dẫn đầu (Leading Stocks):
- Tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ và thuộc các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền.
- Theo dõi các cổ phiếu có nền giá chặt chẽ như nền giá phẳng, nền giá cốc tay cầm.
-
Theo dõi khối lượng giao dịch:
- Ghi nhận khối lượng hàng ngày của thị trường chung để so sánh với mức trung bình 50 ngày.
2. Xác định FTD
-
Đếm số ngày từ đáy thị trường:
- Ngày đáy được xem là ngày đầu tiên thị trường ngừng giảm và tăng điểm với khối lượng cao hơn ngày trước đó.
- FTD chỉ được xác nhận nếu xảy ra từ ngày thứ 4 trở đi sau đáy.
-
Phân tích chỉ số chính:
- Chỉ số cần tăng ít nhất 1,25% với khối lượng cao hơn ngày trước đó hoặc cao hơn trung bình 50 ngày.
-
Xác nhận hành động giá:
- Xem xét các cổ phiếu dẫn đầu có bắt đầu phá vỡ (breakout) khỏi nền giá hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường có sự đồng thuận.
3. Hành động sau FTD
-
Bắt đầu giải ngân:
- Sau khi FTD được xác nhận, bạn có thể giải ngân 30–50% vốn vào các cổ phiếu dẫn đầu đang trong vùng mua hợp lý.
- Chỉ mua cổ phiếu đã hoàn thiện nền giá và đang phá vỡ điểm mua.
-
Theo dõi sát xu hướng:
- Nếu thị trường tiếp tục tăng với khối lượng cao và nhiều cổ phiếu dẫn đầu hoạt động tốt, bạn có thể tăng tỷ lệ giải ngân.
- Nếu thị trường thất bại (chỉ số giảm mạnh và khối lượng tăng), nên nhanh chóng giảm tỷ trọng hoặc cắt lỗ.
4. Quản lý rủi ro
-
Cắt lỗ nhanh chóng:
- Nếu cổ phiếu giảm hơn 7–8% từ giá mua, bạn nên cắt lỗ ngay để bảo vệ tài khoản.
-
Chốt lời từng phần:
- Khi cổ phiếu tăng giá 20–25% từ điểm mua, cân nhắc chốt lời một phần để bảo toàn lợi nhuận.
-
Kiểm tra xu hướng:
- Nếu có 3 ngày phân phối (distribution days) trong vòng 2–3 tuần sau FTD, xu hướng tăng có nguy cơ thất bại.
5. Ví dụ minh họa
Giả sử VN-Index đang trong xu hướng giảm và tạo đáy vào thứ Hai, sau đó:
- Ngày thứ Sáu, VN-Index tăng 1,5% với khối lượng giao dịch cao hơn trung bình 50 ngày. Đây là ngày FTD.
- Cổ phiếu A (thuộc ngành ngân hàng) và cổ phiếu B (thuộc ngành công nghệ) phá vỡ nền giá phẳng với khối lượng giao dịch tăng mạnh.
- Bạn giải ngân 30% vào cổ phiếu A và B, đồng thời theo dõi sát sao các chỉ số để quyết định tăng tỷ trọng hoặc thoát vị thế nếu thị trường đảo chiều.
6. Những lưu ý quan trọng
- FTD không phải lúc nào cũng thành công. Thị trường có thể thất bại nếu gặp áp lực bán mạnh.
- Kết hợp FTD với các yếu tố khác như phân tích cơ bản, phân tích ngành và quản lý danh mục đầu tư.
- Không giải ngân toàn bộ vốn ngay lập tức; hãy tăng dần tỷ trọng khi thị trường xác nhận xu hướng.
Trên đây là hiểu biết của GenieStock về FTD. Hi vọng bạn có thể góp ý để chúng ta có góc nhìn toàn diện hơn về FTD.
Pocket Pivot là gì? Tìm hiểu phương pháp mua theo Pivot pocket
Pocket Pivot là một khái niệm trong đầu tư chứng khoán, được giới thiệu bởi Chris Kacher và Gil Morales,...
Cổ phiếu tăng trưởng là gì? Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks) là cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh...

Pocket Pivot là gì? Tìm hiểu phương pháp mua theo Pivot pocket
Pocket Pivot là một khái niệm trong đầu tư chứng khoán, được giới thiệu bởi Chris Kacher và Gil Morales,...

Phiên FTD Là Gì? Thực hư về “FTD” bạn nên biết?
FTD (Follow Through Day), hay còn gọi là Ngày bùng nổ theo đà, là một khái niệm quan trọng trong phân tích...

Cổ phiếu tăng trưởng là gì? Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks) là cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh...
Bài xem nhiều
Bài viết mới